Nước Mắm Nam Ô

Nước Mắm Nam Ô

Nước mắm Nam Ô

Số lượng
  • Mô tả sản phẩm
  • Nước mắm Nam Ô - Sản vật tiến vua

    Nam Ô là một ngôi làng cổ có từ nước Đại Việt xưa; nay nằm ở vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Làng mắm Nam Ô đã có truyền thống từ hàng trăm năm nay về đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm mà làm pháo. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nghề làm nước mắm. 

    đại lý nước mắm nam ôĐại lý nước mắm Nam Ô

    Ở Việt Nam có rất nhiều địa danh gắn liền với nghề làm nước mắm như Hải Phòng, Thanh Hóa, ninh thuận, bình thuận, phú quốc… và một trong những làng nghề nổi tiếng nhất trong lĩnh vực làm nước chấm chính là nước mắm Nam Ô. Nước mắm Nam Ô ngày xưa là sản phẩm quý mà người ta chỉ dùng để tiến vua.

    Nước mắm Nam Ô màu nâu hổ phách, trong suốt và rất thơm. Vị của nước mắm thì ngọt tự nhiên bởi loại cá cơm than dùng để muối nước mắm Nam Ô chỉ có ở vùng biển nơi này. 

    Quy trình sản xuất nước mắm Nam Ô truyền thống:

    nước mắm Nam Ô Đà NẵngNước mắm Nam Ô Đà Nẵng

    Một nét đặc trưng của mắm Nam Ô chính là các công đoạn làm mắm được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Để có được nước mắm Nam Ô nguyên chất, cá cơm than phải còn tươi xanh. 

    Loại cá này phải được ngư dân đánh bắt trước lúc trời sáng vào tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Kích thước con cá thì phải thuộc loại vừa và đều nhau, không được to quá cũng không được nhỏ quá. Bởi vì nếu cá to thì khi muối xong, cá lâu phân rã. Còn nếu kích thước những con cá không đều thì khi phân rã cũng không đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước mắm (mùi vị không thơm và màu cũng không được đậm). 

    Cá cơm lại phải được rửa bằng nước biển. Tuyệt đối không được dùng nước ngọt để rửa cá vì họ cho rằng việc đó sẽ làm cá nhạt vị đi. 

    giá nước mắm nam ôCá cơm than nguyên liệu làm nước mắm Nam Ô

    Muối dùng để muối cá cũng phải được chọn lọc rất kỹ. Hạt muối phải to và phải là muối ở đúng vùng muối nổi tiếng như Cà Ná (Ninh Thuận) hoặc Sa Huỳnh (Quãng Ngãi). Sau khi mua về, muối phải được phơi khô từ 5 - 10 ngày cho hết đắng sau đó được cất vào chum, để đến đúng 1 - 2 năm sau mới mang ra muối cá. 

    Quy trình muối cá cũng được thực hiện rất kỳ công. Với tỷ lệ 10 cá/4 muối; 1 lớp cá, 1 lớp muối cho vào chum sành đã được lót một lớp sạn dưới đáy chum. Khi chum đầy thì dùng vỉ tre chèn cá xuống rồi gài kín miệng chum. 

    Chum được đặt ở nơi khô ráo và hoàn toàn kín gió sau đúng 1 năm mới được mở. Lúc này cá đã chín rục thành mắm và sẽ được lọc bởi một chiếc phễu bằng tre to được lót bên trong nhiều lớp vải sạch. Qua chiếc phễu, từng giọt mắm nhỉ Nam Ô rơi xuống thơm ngào ngạt. 

    nước mắm Nam Ô tại Hà NộiNước mắm Nam Ô tại Hà Nội

    Quy trình làm mắm công phu như vậy, không ngạc nhiên khi mắm Nam Ô lại có thể ghi dấu ấn sâu đậm đến thế trong lòng người Việt Nam.  

    Sau khi ủ trong 1 năm ròng rã. Mắm Nam Ô được lọc cẩn thận qua những chiếc phễu tre như thế này để cho ra thành phẩm cuối cùng - loại mắm được tinh chế với chất lượng ngon nhất.

    Nước mắm cổ truyền Việt Nam:  

    Việt Nam có rất nhiều điều đáng để tự hào. Văn hóa ẩm thực là một trong số đó. Ẩm thực Việt từ lâu đã được phổ biến rộng rãi ra thế giới bởi những người con đất Việt tài năng sống xa xứ. Họ mang trong mình trái tim luôn hướng về quê nhà và mong muốn được sẻ chia lòng yêu nước ấy cùng những người bạn khắp bốn phương.

    Đến nay, nền ẩm thực Việt Nam đã không còn gói gọn trong mảnh đất hình chữ S thân thương nữa mà nó đã có thể vươn ra thế giới. Ẩm thực Việt mang tầm vóc thế giới là điều mà bất cứ người dân Việt Nam nào cũng có thể tự hào.

    nước mắm Nam ÔNước mắm Nam Ô

    Phong cách đơn giản và thân tình, cách chăm chút cho từng món ăn lẫn hương vị và cả không khí bữa ăn đã tạo nên những nét tinh túy ẩm thực mang đậm bản chất của người Việt Nam và không thể nhầm lẫn với bất kì nền ẩm thực nào khác.

    Một trong những nét đặc biệt nhất mà tôi vẫn xem là linh hồn của những bữa ăn Việt Nam chính là chén nước chấm. Hầu như trong những bữa ăn của người Việt Nam không bao giờ thiếu được chén nước chấm. Bạn cứ thử để ý mà xem, ở Việt Nam khi dọn cơm lên mà thiếu đi chén nước chấm thì bữa cơm sẽ kém đi phần ngon miệng.

    Cho dù nó không thực sự cần thiết vì tất cả các món ăn đều đã được chăm chút phần hương vị cho vừa ăn, ấy vậy mà người ta vẫn cứ thích có thêm chén nước chấm trong bữa ăn. Nếu thiếu đi chén nước chấm thì bữa ăn chưa thực sự bắt đầu. thói quen ấy chẳng biết đã hình thành trong văn hóa Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cho đến hiện tại, đó không còn là phong tục của riêng một gia đình nào.  

    Có rất nhiều loại nước chấm trong ẩm thực Việt Nam nhưng nước mắm vẫn là thông dụng nhất. 

Sản phẩm cùng chuyên mục

Sản phẩm đã xem